Bón vôi đúng cách để đạt được lợi ích cao nhất
Nhắc tới vôi chắc hẳn ai cũng biết ngay tới tác dụng khử phèn của vôi nông nghiệp. Ngoài ra, vôi còn nhiều tác dụng tích cực khác đối với cây trồng nếu chúng ta biết sử dụng vôi phù hợp với yêu cầu đất và cây trồng.
Sau đây là cách bón vôi cho cây trồng:
1. Tùy vào kết cấu và độ chua của đất mà bón vôi đúng liều lượng
– Đất có độ chua cao thì bón vôi với lượng nhiều, tuy nhiên nếu bón vôi lót phía dưới lớp đất thì liều lượng sử dụng nhiều hơn bón vôi phía trên bề mặt đất.
Ví dụ: bón vôi lót khử phèn khi trồng cây thì có thể dùng 1-2 ký vôi bột cho một hố trồng cây lớn, còn rải bên trên mặt đất xung quanh gốc cây thì dùng 200-300g cho một lần bón.
Trường hợp đất có độ PH từ 3,5-4,5 thì bón 200 ký vôi/ 1000m2, nếu pH từ 4,6-5,5 thì bón 100 ký vôi/ 1000m2, pH từ 5,6- 6 thì bón 50 ký vôi/ 1000m2, pH > 6 thì không cần bón vôi nữa.
– Nếu đất sét hay đất thịt thì có thể bón 1-2 lần trong năm có thể vào lúc thời tiết chuyển mùa ( đầu và cuối mùa mưa). Ngược lại nơi đất có tỷ lệ cát cao thì bón vôi thành nhiều đợt 1-2 tháng bón một lần với liều lượng bằng ¼ khối lượng bình thường.
2. Bón vôi đúng vào thời điểm mà đất yêu cầu
Thông thường người ta sử dụng vôi cho những vùng đất mới khai thác trồng trọt như lên mương liếp, khử phèn khi cơ giới xới xáo đất…nhằm đẩy nhanh quá trình khử chua đất và ém phèn.
Bón vôi vào đầu mùa mưa để xử lý nước mưa đầu mùa mang nhiều axít mầm bệnh cho đất. Đối với nơi sử dụng nước giếng khoan tưới cây trồng thì đa số nước giếng có độ pH thấp khoảng từ 5-5,5 rất cần bón thêm vôi vào các mặt chậu cây. Khi thấy xuất hiện lớp váng màu vàng nhạt hay vàng xanh rêu (lớp phèn đọng trên mặt chậu), chỉ cần rải một lớp mỏng vôi bột xung quanh gốc cây (vôi bột không làm cháy lá cây).
Xử lý vôi kịp thời sẽ giúp rễ cây hấp thu phân bón dễ dàng, bón phân hạt sau khi bón vôi sẽ thấy cây xanh lá hơn.
Ở những khu đất đã khai thác trồng trọt nhiều năm làm đất bị suy thoái cũng cần bón lót vôi và phân hữu cơ để cải tạo và tăng độ mùn cho đất, qua đó sẽ tăng hiệu quả sử dụng đất rõ rệt.
3. Bón vôi gốc cây giúp khử trùng và tiêu diệt mầm bệnh
Vôi không chỉ khử chua đất mà còn có thể khử trùng tiêu diệt mầm bệnh cho cây trồng nhất là đối với cây ăn trái.
Thường người ta bón vôi khử trùng kết hợp với cắt tỉa cành nhánh dọn dẹp cỏ dại xung quanh gốc cây.
Đối với đất trồng rau chuyên canh cũng cần rải vôi trên khắp bề mặt khi thời tiết chuyển mùa để xử lý mầm bệnh cho rau trồng. Trường hợp khi cày ải đất trồng lại vụ rau mới thì người ta bón vôi với liều lượng 150 – 200ký/1000m2 rồi cày sâu xới đất phơi nắng trong thời gian 5-7 ngày nhằm khử chua và diệt mầm bệnh tồn dư nằm dưới lớp đất sâu.
Bón vôi không tốn nhiều chi phí vì giá thành vôi nông nghiệp khá rẻ, chỉ cần nhân công thực hiện thường xuyên với việc bón phân là cây trồng của chúng ta luôn luôn xanh tốt.
Hiểu được các vấn đề để đem lại nhiều lợi ích to lớn cho bà con nông dân, Khoáng Sản Xanh chúng tôi sản xuất loại vôi phù hợp với từng loại đất canh tác, vừa đem lại hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí cho bà con. Với kinh nghiệm lâu năm, đội ngũ công nhân dày dặn kinh nghiệm, sẽ cho ra sản phẩm chất lượng nhất đến người tiêu dùng.
Để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi
Hotline: Ms Hương 0936.121.125 - Mr Đức 0902.121.128
Nhà máy sản xuất: KCN Kiện Khê - Hà Nam
Công ty TNHH Khoáng Sản Xanh / 0 Bình luận / 11/ 08/ 2020