Cách cải tạo độ chua của đất?

   1. Độ chua của đất và sinh trưởng của cây trồng:
    Độ chua, độ kiềm của đất ngoài ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái các chất dinh dưỡng của đất (khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất) và khả năng sinh trưởng, phát triển của rễ cây trồng, còn ảnh hưởng đến hiệu quả của việc bón phân. Độ chua của đất là 1 trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tính chất hóa học đất. Ion Aluminum (Al) hòa tan khi pH thấp, đây là yếu tố gây độc chính cho cây trồng khi  pH đất thấp. Do đó, độ chua của đất là yếu tố môi trường chính hạn chế sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng. Trong canh tác, trước khi gieo trồng, điều đầu tiên cần quan tâm là hiệu chỉnh pH của đất thích hợp với điều kiện sinh trưởng & dinh dưỡng của cây trồng. 
    2. Nguồn gốc hình thành độ chua của đất:
    - Phong hóa: Trao đổi và rửa trôi các cation kiềm.
    - phản ứng của CO2 trong không khí với dung dịch đất (CO2  +   H2O   ↔   CO32-   + 2 H+).
    - Cây hấp thu các cation base và thải ra H+
    - Sự phân giải chất hữu cơ.
    - Oxi hóa NH4+  thành NO3-  thực hiện bởi vi sinh vật (Đây có thể là nguồn gây chua lớn nhất trong đất sản xuất nông nghiệp). 
    - Bón rãi phân N trên bề mặt có thể hình thành 1 vùng có pH rất thấp trên mặt đất do  NH4+  bị oxi hóa thành NO3-  bởi vi sinh vật làm giảm pH.
    Ngoài ra, mưa acid cũng là yếu tố làm gia tăng sự hóa chua của đất.
    3. Biện pháp cải tạo độ chua của đất:
    - Trong đất chua còn có nhiều lưu huỳnh ở các dạng khác nhau, trong đó có những dạng gây độc cho cây trồng như sunfua, sunfit, sunfat, ... do đó không nên bón những loại phân có chứa lưu huỳnh như đạm sunfat hay phân 16 – 16 – 8 – 13S. 
    - Bón phân lân: bón lân ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng còn có tác dụng hạ độc phèn rất hiệu quả. Có thể sử dụng super lân hoặc kết hợp phun phân bón lá có chứa lân. 
    - Bón phân hữu cơ đã hoai mục: bón phân hữu cơ hoai mục rất quan trọng do phân hữu cơ cũng có tác dụng cải tạo đất tơi xốp, … Ngoài ra, phân hữu cơ còn có tác dụng như lân là khi bón vào đất sẽ kết hợp với các độc chất làm hạ độc phèn giảm độc đối với cây trồng. 
    - Bón vôi: Vôi bón vào đất chua có những lợi cích chủ yếu là giúp chất dinh dưỡng trong đất dễ hòa tan hơn. Cải thiện cấu trúc đất. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây như Ca, Mg. Thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật hữu ích. Trung hòa độ chua do phân bón gây ra. Giảm độc chất ảnh hưởng đến cây trồng (các kim loại nặng hòa tan mạnh khi pH thấp).
    4. Phương pháp bón vôi: 
    Các loại vôi: Các vật liệu có khả năng trung hòa độ chua của đất gồm Calcium Oxide (CaO): Vôi bột, vôi nung, vôi sống; Calcium Hydroxide  (Ca(OH)2): Vôi tôi, vôi chết; Calcium Carbonate(CaCO3): Đá vôi nghiền; Calcium/Magnesium Carbonate (CaCO3, MgCO3): Đá dolomite nghiền
    - Bón trước khi gieo trồng 1 thời gian đủ để vôi phản ứng trong đất.
    - Vãi đều trên mặt đất.
    - Chu kỳ bón: dựa theo pH đo hàng năm.

Công ty TNHH Khoáng Sản Xanh là một công ty lớn đi đầu về lĩnh vực khai thác sản xuất và chế biến các sản phẩm từ bột đá vôi, Dolomite và vôi nung CaO...

Liên hệ để được hỗ trợ

Hotline: 0902.121.128

Công ty TNHH Khoáng Sản Xanh / 0 Bình luận / 27/ 03/ 2017

Viết bình luận