Xử lý nước nuôi tôm
Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước luôn được đánh giá là những yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất. Nếu không tạo điều kiện sống tốt nhất cho tôm, tôm sẽ dễ mắc bệnh, sinh trưởng, phát triển chậm, gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng khi xuất bán. Dưới đây là các bước xử lý nước nuôi tôm hiệu quả nhất mà bà con có thể tham khảo và áp dụng.
1. Chuẩn bị ao nuôi và ao lắng
Trước khi tiến hành xử lý nước nuôi tôm, việc đầu tiên bà con cần thực hiện là chuẩn bị ao nuôi và ao lắng.
Với ao nuôi tôm, tùy theo diện tích đất, quy mô nuôi trồng mà bà con có thể lựa chọn kích cỡ ao tương xứng. Ao cần được dọn sạch, khử trùng trước khi bơm nước, thả tôm. Đặc biệt, với những ao nuôi cũ, bà con cần tiến hành nạo bớt bùn, bón vôi, phơi đáy ao…
Với ao lắng, do là vị trí xử lý nước nuôi tôm trực tiếp nên bà con cần đặc biệt chú ý khi thiết kế và xây dựng. Ao lắng nên có kích thước bằng nửa ao nuôi, cũng cần đảm bảo sạch sẽ, gần nơi cấp và thoát nước.
2. Xử lý nước nuôi tôm trong ao
– Với ao lắng: Thông thường, nước trước khi được bơm vào ao nuôi chính cần được xử lý trước đó ở ao lắng. Thao tác này sẽ giúp loại bỏ tạp chất, vi sinh vật gây hại đến sự sinh trưởng, phát triển của tôm.
Đầu tiên, bà con cần lựa chọn nguồn nước sạch để đưa vào ao lắng. Khi lấy nước, bà con hãy sử dụng lưới lọc để loại bỏ phần nào tạp chất. Sau đó, bà con hãy ngâm nước trong khoảng vài ngày rồi sử dụng hóa chất diệt khuẩn để tiêu diệt toàn bộ yếu tố gây hại. Điều này sẽ giúp nguồn được sạch tuyệt đối, khi chuyển vào ao nuôi sẽ không mất nhiều thời gian cho việc làm vệ sinh.
– Với ao nuôi: Khi nước trong ao lắng đã được diệt khuẩn tối ưu, bà con hãy bơm nước sang ao nuôi chính để chuẩn bị tiến hành thả tôm. Tuy nhiên, trước khi thả tôm, một khâu xử lý nước nuôi tôm quan trọng nữa mà bà con không thể bỏ qua chính là gây màu nước.
Để gây màu nước, bà con có thể áp dụng rất nhiều biện pháp khác nhau. Nổi bật nhất có hai phương pháp cơ bản là sử dụng phân hữu cơ hoặc phân vô cơ. Hướng dẫn chi tiết bà con có thể tham khảo trên một vài bài viết về quy trình nuôi tôm đã được chia sẻ trước đây.
3. Xử lý nước trong quá trình nuôi tôm
Trong quá trình nuôi tôm, nguồn nước có thể bị ô nhiễm do một vài yếu tố như chất thải của tôm, thức ăn thừa quá nhiều,… Do đó, để đảm bảo nguồn nước tốt nhất cho sự sinh trưởng của tôm, bà con cần tiến hành thay nước hoặc xử lý nước thường xuyên bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học EM.
Trên đây là những lưu ý quan trọng nhất trong việc xử lý nước nuôi tôm. Thực tế, thao tác này không khó nhưng kéo dài suốt quá trình nuôi cho đến khi kết thúc mùa vụ. Do đó, bà con cần lưu ý để có thể áp dụng, thực hiện
Công ty TNHH Khoáng Sản Xanh / 0 Bình luận / 11/ 03/ 2017