Kỹ thuật cải tạo ao nuôi

Kỹ thuật cải tạo ao nuôi sau khi thu hoạch

Sau khi thu hoạch việc cải tạo ao nuôi là điều tất yếu để tiếp tục cho vụ nuôi sau. Bởi ao có sạch thì vụ nuôi sau mới có thể đạt năng suất cao. Nhưng không phải người nuôi thủy sản nào cũng biết cách cải tạo ao nuôi sạch, đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn của cục thủy sản Việt Nam. Thấu hiểu được điều đó công ty Khoáng Sản Xanh với sự tận tâm phụng sự khách hàng chúng tôi tâm huyết xây dựng quy trình cải tạo ao , hồ gửi đến quý khách hàng. Sau đây là chi tiết kỹ thuật cải tạo ao hồ.

Đối với ao nuôi mới: Cấp và tháo nước vào ao từ 2- 3 lần để rửa ao, bón vôi giúp ổn định pH đất lượng bón tùy thuộc vào độ PH của đáy ao, lượng bón từ 7 – 10kg/100m2, thay nước ra nước vào 1- 2 lần nữa sau đó lấy nước vào ao tiến hành đo độ pH nếu ổn định ở mức trên 6,5 thì tiến hành gây màu nước bằng phân chuồng, , lượng phân bón với ao mới đào cần bón từ 25 – 30kg/100m2, ngoài ra cũng có thể sử dụng phân vô cơ để gây màu.

Đối với ao nuôi cũ: Gồm các bước như sau:

– Bước 1:  Xử lý ao: Tháo cạn nước ao nuôi và ao lắng. Loại bỏ các địch hại có trong ao từ vụ nuôi trước ( tôm, cua, ốc, côn trùng, cá tạp). Vét bùn đáy ao, tu sửa bờ, các cống cấp nước, thoát nước. San đáy ao dốc về phía cống thoát. Phải đầm nén kỹ bờ ao hoặc lót bạt để chống xói lở và hạn chế rò rỉ nước. Rào lưới quanh ao để tránh các loại ký chủ trung gian gây bệnh từ bên ngoài như : cua, còng ( cáy), rắn.

– Bước 2:  Bón vôi: Dùng vôi bột (vôi tỏa) rắc đều đáy ao, bừa kỹ cho vôi ngấm vào đáy để diệt hết cua, còng, ốc, cá tạp còn sót lại , diệt khuẩn trong bùn, giải độc ( kim loại nặng, H2S) nhằm làm môi trường đáy tơi xốp, diệt ký sinh trùng gây bệnh, giúp động vật đáy phát triển tạo cơ sở thức ăn cho cá, tôm; trung hòa pH giúp pH môi trường nước luôn ổn định. Lượng vôi bón tuỳ thuộc vào pH đất với ao đất thịt không chua pH ≥ 6,5 bón 7 – 10kg/ 100 m2, ao đất sét, chua bón 10-15kg/ 100m2 nếu ao bị ô nhiễm có thể bón đến 20kg/100m2 sau đó tháo nước vào tháo rửa 1- 2lần. Ngoài ra chúng ta nên rắc thêm vôi quanh bờ ao.

– Bước 3: Phơi ao: Thời gian phơi ao phụ thuộc vào thời tiết để đảm bảo ao có phơi khô. Thời gian phơi đáy tối thiểu 7 ngày. Tiêu chuẩn ao sau khi phơi: đáy ao khô, nứt chân chim (Lưu ý: nếu đáy ao bị nhiễm phèn thì chỉ nên phơi khô đáy ao không phơi nứt chân chim)

Đối với những ao không phơi được: Bơm cạn nước, dùng máy cào chất thải về cuối góc ao, bơm chất thải vào ao chứa chất thải, sau đó tiến hành bón vôi với liều lượng như bước 2.

Lưu ý: Sau môi vụ nuôi, phải phơi khô cứng nền đáy ao lắng, ao nuôi khoảng 1-2 tháng để ngắt vụ , tiêu diệt các mầm bệnh, khoáng hóa và phục hồi môi trường nền đáy

– Bước 4: Cấp nước và bón phân gây màu nước: Nước cấp vào ao phải được lọc qua túi lọc gắn vào cửa cống hoặc đầu ra của máy bơm, để tránh cá tạp, cá dữ xâm nhập vào ao. Khi lấy nước vào cần kiểm tra các yếu tố môi trường nước.

Lưu ý: Không lấy nước vào ao lắng khi: nước ngoài kênh/ mương có nhiều váng bọt, màng nhầy, nhiều phù sa; nguồn nước nằm trong vùng có dịch bệnh; nước có hiện tượng phát sáng vào ban đêm.

– Bước 5: Gây màu nước:

Khi mực nước đạt từ 1 – 1,5m tiến hành gây màu nước giúp phát triển vi sinh vật phù du, ổn định môi trường nước, tạo môi trường thuận lợi hạn chế tôm, cá bị sốc, tăng tỉ lệ sống. Hai ngày sau khi cấp nước vào ao nuôi, gây màu nước bằng cách:

Bước 1: Lúc 7-8h sáng: bón vôi đen Dolomite CaMg(CO3)2 hoặc vôi nông nghiệp CaCO3 liều lượng 100-150kg/1000m3.

Bước 2: Lúc 10-12h trưa: bón cám ủ liều lượng 3-4 kg/1000m3. Lặp lại 2 bước trên liên tục trong 3-5 ngày đến khi độ trong của nước đạt 30-40cm.

- Khi màu nước trong ao chuyển sang màu của tảo khuê (vàng hay nâu nhạt) hay ao có màu xanh lá chuối non hoặc màu xanh vỏ đậu thì tiến hàng thả giống.

- Đối với những ao khó gây màu nước, hay màu nước không bền nên bổ sung thêm các thành phần khoáng, Silic để giữ màu nước cho ao nuôi. Có thể gây màu nước bằng chế phẩm vi sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất có uy tín để phân hủy mùn bã hữu cơ lơ lửng, xác tảo chết tích tụ do dùng hóa chất diệt khuẩn trước đó, tạo nguồn vi khuẩn có lợi giúp môi trường nuôi ổn định, tạo điều kiện cho cá, tôm phát triển ngay từ đầu.

Lưu ý:

- Không dùng phân vô cơ gây màu nước

- Không diệp tạp trong hồ nuôi khi đã lấy nước

- Kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố môi trường nước ao nuôi đảm bảo trong ngưỡng thích hợp trước khi thả giống.

          

  •  

Công ty TNHH Khoáng Sản Xanh

Hotline: Ms Thương  0935 825 689

Website: http://bentonite.net.vn/https://botdayenbai.com.vn/

Thương Xanh / 0 Bình luận / 23/ 06/ 2021

Viết bình luận