Vai trò của khoáng đối với động vật thủy sản
Khoáng chất là một nguyên tố hóa học cần thiết như một chất dinh dưỡng thiết yếu của các sinh vật để thực hiện các chức năng cần thiết cho sự sống.
1. Vai trò của khoáng chất đối với tôm
- Khoáng có vai trò hết sức quan trọng đối với động vật thủy sản vì nó tham gia trực tiếp vào các quá trình sinh tổng hợp diễn ra bên trong cơ thể vật nuôi. Khoáng chất có nhiều chức năng sinh lý để duy trì sự cân bằng acid-base và điều hòa áp suất thẩm thấu.
- Vậy làm thế nào để giúp động vật thủy sản hấp thu đủ lượng khoáng, luôn là vấn đề quan tâm của người nuôi . Khoáng là một nhóm các chất cần thiết và vật nuôi chỉ cần một lượng nhỏ, nhưng nếu thiếu chúng sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Hiện nay, theo nghiên cứu người ta đã xác định được 16 nguyên tố khoáng đa lượng (Cu, Fe, Mn, Zn, Sn…) và 6 nguyên tố khoáng vi lượng (Ca, Mg, P, Na, K, Cl) thì calcium (Ca) và magnesium (Mg) rất quan trọng đối với quá trình lột vỏ và hình thành vỏ mới của tôm.
Khoáng Calci
2. Vai trò một số nguyên tố khoáng thiết yếu đối với động vật thủy sản
– Trong nuôi trồng thủy sản, nhu cầu về các nguyên tố khoáng Sắt (Fe), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Canxin (Ca), Magie (Mg), Phosphorus (P) được quan tâm nhiều hơn.
– Vai trò của Fe: Là thành phần cấu tạo nên Hemoglobin, đóng vai trò vận chuyển máu và hô hấp trên cá. Cá có thể hấp thu Fe qua môi trường, còn nếu bổ sung nên chọn muối có chứa ion Fe2+ vì sẽ giúp cá dễ hấp thu hơn. Thiếu sắt sẽ làm số lượng tế bào hồng cầu giảm, gan cá bị vàng. Các loại muối Fe được dùng phổ biến là Sắt (II) choloride (FeCl2), Sắt (II) Sulfat (FeSO4).
– Vai trò của Cu: Là thành phần cấu tạo nên Hemocyanin, đóng vai trò vận chuyển máu và hô hấp trên Tôm, góp phần hình thành nên sắc tố melanin.Thiếu Cu tôm sẽ giảm sinh trưởng, giảm lượng Cu trong máu và gan tụy. Tôm có thể hấp thu Cu qua môi trường nước và trong bột cá. Loại muối bổ sung Cu được dùng phổ biến là CuSO4.
– Vai trò của Zn: Kẽm giúp tăng khả năng vận chuyển CO2 trên động vật thủy sản, kích thích tiết acid chlohyride (HCl). Thiếu kẽm vật nuôi sẽ giảm sinh trưởng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Loại muối thường dùng để bổ sung Zn là ZnSO4.
– Vai trò của Ca: Là thành phần chủ yếu hình thành nên khung xương cá, duy trì áp suất thẩm thấu, tham gia cấu tạo vào chất dẫn truyền thần kinh. Cá có thể hấp thu Ca từ nước qua mang da, thiếu Ca sẽ làm giảm chức năng sinh sản trên cá. Cùng với Mg, Ca tham gia vào quá trình lột xác của tôm, nếu thiếu thì sẽ dẫn đến tôm không lột xác được, chậm lớn. Các muối thường dùng để bổ sung Ca là Calcium lactate (C6H10O6), Tri basic Calcium phosphate (Ca3(PO4)2), Calcium Cacbonate (CaCO3)…
– Vai trò của Mg: Là chất xúc tác trong một số phản ứng quan trọng trong hệ thống enzyme. Tôm cá biển dễ hấp Mg từ môi trường nước. Thiếu Mg vật nuôi sẽ giảm ăn, tỉ lệ chết cao. Người ta sử dụng các muối MgSO4.7H2O, K2SO4.2MgSO4 để bổ sung khoáng cho vật nuôi.
– Vai trò của P: Tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng, sinh trưởng, sinh sản và duy trì sự ổn định của pH trong ao nuôi. Cá tôm không thể hấp thu P qua môi trường nước mà hấp thu trực tiếp từ thức ăn. Khi thiếu P, vật nuôi sẽ giảm sinh trưởng, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, và làm tôm bị mềm vỏ. Do đó người nuôi hết sức lưu ý để bổ sung đủ lượng P cho tôm, cá. Các muối thường dùng để bổ sung P là: KH2PO4, NaH2PO4.
– Như vậy, tùy vào từng giai đoạn phát triển của vật nuôi mà nhu cầu khoáng cho từng giai đoạn sẽ khác nhau. Người nuôi cần chú ý sử dụng các muối có chứa các nguyên tố khoáng ở dạng dễ tan, để giúp vật nuôi hấp thu tốt hơn.
Quý khách hàng và công ty có nhu cầu mua hàng xin liên hệ:
Công ty TNHH Khoáng Sản Xanh
Hotline: Ms Thương 0935 825 689
Nhà máy: KCN Kiện Khê - Hà Nam
Email:Kd8.minerals.vn@gmail.com
Giao hàng toàn quốc
Thương Xanh / 1 Bình luận / 14/ 09/ 2021
Bình luận
beliicock
05/09/2022 03:11:27Child Dosage For Amoxicillin Bnrybn https://newfasttadalafil.com/ - where to buy cialis online Cialis Jefknn Viagra For Men online cialis generic Bcccjk https://newfasttadalafil.com/ - is cialis generic